Văn bản đồng ý bán đất hộ gia đình phải công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.
Văn bản phải được công chứng hoặc chứng thực
Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình phải được người có tên trên sổ đỏ hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật dân sự ký tên.
Đồng thời, Khoản 5 Điều 14 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT quy định, người có tên trên giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự quy định tại Khoản 1 Điều 64 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP chỉ được thực hiện việc ký hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi đã được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý bằng văn bản và văn bản đó đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.
Thủ tục công chứng văn bản đồng ý bán đất
Nơi công chứng
Người dân có quyền công chứng văn bản đồng ý chuyển nhượng đất của hộ gia đình sử dụng đất tại bất kỳ phòng/văn phòng công chứng nào trong phạm vi cả nước. Điều này được quy định tại Điều 42 Luật Công chứng 2014.
Hồ sơ, thủ tục công chứng
Căn cứ Điều 40, 41 Luật Công chứng 2014, hồ sơ yêu cầu công chứng gồm: Phiếu yêu cầu công chứng (khi đến văn phòng công chứng sẽ có mẫu); văn bản ghi ý kiến của các thành viên hộ gia đình sử dụng đất; giấy tờ tùy thân (CMND/CCCD).
Thủ tục công chứng
Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu công chứng.
Bước 2: Thực hiện công chứng.
Thời hạn công chứng không quá 2 ngày làm việc nhưng trên thực tế đa số văn phòng công chứng sẽ giải quyết luôn khi có yêu cầu.
Như vậy, văn bản đồng ý bán đất hộ gia đình phải công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.
Theo Lao động
Thủ tục chuyển đất thổ canh sang thổ cư năm 2021
Nếu muốn chuyển đất thổ canh sang thổ cư, cá nhân, hộ gia đình cần chú ý một số điều sau.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét